0941.111.286

Facebook

Zalo

fb Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.facebook.com/thanhlapdoanhnghiephaiphong gg Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.google.com/ link Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://twitter.com/
SỰ CHUẨN BỊ VỮNG CHẮC CHO TƯƠNG LAI CỦA BẠN
fb Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.facebook.com/thanhlapdoanhnghiephaiphong gg Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.google.com/ link Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://twitter.com/

Thủ tục để thành lập công ty tại Hải Phòng

Bạn chuẩn bị thành lập và xây dựng một công ty nhưng vẫn chưa biết được làm thế nào để bắt đầu. Bạn hãy tham khảo Quy trình thành lập một công ty dưới đây để nắm bắt được những điều cần thiết nhé.    

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. 

Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

- Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc).

- Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

- Xác định số vốn điều lệ của công ty. 

Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

- Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

 

Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

- Soạn thảo đầy đủ hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43 (Nghị định 43)

Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010). Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 - Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Bước 3: Làm con dấu pháp nhân

- Cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.

 

Bước 4: Thủ tục sau thành lập

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

- Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.

- Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, "Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế".

- Đăng bố cáo Điều 28 Luật Doanh Nghiệp

- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).

- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính). (Mẫu số 06/GTGT)

- Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.

- Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Hy vọng bạn đã có kiến thức nhất định về những thủ tục cần thiết bước đầu để đặt nền móng cho doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn không muốn tiêu tốn thời gian cho những công việc khá phức tạp trên, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để thành lập doanh nghiệp chỉ sau 3-5 ngày làm việc. 


Hotline: 0941.111.286 (Mr.Kien)