0941.111.286

Facebook

Zalo

fb Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.facebook.com/thanhlapdoanhnghiephaiphong gg Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.google.com/ link Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://twitter.com/
SỰ CHUẨN BỊ VỮNG CHẮC CHO TƯƠNG LAI CỦA BẠN
fb Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.facebook.com/thanhlapdoanhnghiephaiphong gg Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.google.com/ link Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://twitter.com/

TĂNG, GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CHO DOANH NGHIỆP TẠI HẢI PHÒNG

 

THỦ TỤC TĂNG GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY

      Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp được phép tăng, giảm vốn điều lệ để phù hợp với mục tiêu quy mô kinh doanh của mình. Việc thay đổi vốn điều lệ của từng loại doanh nghiệp tương đối khác nhau. Sau đây HOMECASTA sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về việc tăng, giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  I. TĂNG /GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC NHAU
1.Tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH, công ty Cổ Phần
1) Công ty TNHH một thành viên có 2 hình tức tăng vốn điều lệ sau:
             - Chủ sở hữu công ty muốn góp thêm vốn vào công ty, 
             - Tăng, huy động thêm vốn góp từ bên ngoài vào doanh nghiệp
 (lưu ý khi có thêm vốn góp từ bên ngoài doanh nghiệp phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty Cổ phần)
2) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có các hình thức tăng vốn như sau:
            - Tăng vốn góp của các thành viên: là phần vốn góp thêm chia đều cho các thành viên theo tỉ lệ tương ứng với mỗi phần góp góp có trong điều lệ công ty. Có thể nhường hoặc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho một thành viên khác là thành viên trong công ty hay thành viên ngoài công ty.
            - Thêm vốn góp mới của thành viên mới: là việc thành viên mới sẽ gia nhập vào góp thêm một phần vốn mới vào công ty làm gia tăng vốn điều lệ của công ty và được ghi nhận là thành viên góp vốn của công ty.
3) Tăng vốn điều lệ đối với công ty Cổ Phần
     Điều 123 Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành liệt kê các hình thức chào bán cổ phần làm tăng vốn điều lệ doanh nghiệp như sau:
             + Chào bán cho các cổ đông hiện hữu: là hình thức công ty cổ phần tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán tất cả số cổ phần này cho tất cả cổ đông hiện hữu trong công ty theo tỷ lệ hiện có của cổ đông. (Được quy định tại Điều 124 Luật doanh nghiệp 2020)
             + Chào bán cổ phần ra công chúng: là hình thức công ty cổ phần tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán tất cả số cổ phần này ra công chúng. Việc chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng được thực hiện pháp luật chứng khoán.
             + Chào bán cổ phần riêng lẻ: là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và mong muốn chào bán số cổ phần đó cho người không phải là cổ đông của công ty. (Chi tiết quy định tại Điều 125 Luật doanh nghiệp 2020).
Công ty cổ phần thực hiện tăng vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền bằng một trong 03 hình thức được liệt kê ở trên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần.
2. Giảm vốn điều lệ công ty
1) Giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên được thực hiện như sau:
             - Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty cho chủ sở hữu: Điều kiện là công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi thực hiện việc hoàn trả;
              - Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn: Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, chủ sở hữu có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp không góp đủ trong thời hạn nêu trên thì chủ sở hữu phải tiến hành điều chỉnh vốn điều lệ bằng với giá trị số vốn thực góp trong vòng 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
2) Công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
           - Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên/cổ đông theo tỷ lệ vốn góp/sở hữu cổ phần của họ trong vốn điều lệ của công tynếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
           - Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên/ cổ phần đã phát hành;
           - Vốn điều lệ không được các thành viên/ cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn: Cụ thể, sau 90 ngày mà có thành viên/cổ đông chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn như đã cam kết góp thì công ty sẽ phải thực hiện đăng ký giảm vốn điều lệ.
II. HỒ SƠ THỦ TỤC KHI TĂNG GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ
Danh mục, hồ sơ, quy trình tăng giảm vốn điều lệ tại Hải Phòng 
 1)Thông tin khách hàng cần cung cấp
-     Mã số thuế
-     Số điện thoại công ty 
-     Thông tin tài khoản ngân hàng 
 -    Tên kế toán
-     Số vốn điều lệ mới của doanh nghiệp
-     Tỷ lệ vốn góp mới (nếu thay đổi tỉ lệ vốn góp)
 2) Hồ sơ, quy trình khi tăng, giảm vốn điều lệ của công ty
-     Chuẩn bị hồ sơ tăng, giảm vốn điều lệ công ty
-     Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 
-     Quyết định của cảu chủ sở hữu (hội đồng thành viên) công ty về việc tăng, giảm vốn điều lệ
-      Biên bản họp của hội đồng thành viên (đối với công ty tnhh 2 thành viên, cổ phần)
-      Giấy xác thực việc góp vốn của thành viên mới (đối với trường hợp có thêm thành viên góp vốn)
-      Giấy chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới
-      Giấy ủy quyền cho tổ chức các nhân thực hiện thủ tục  
 3)Nộp hồ sơ tăng, giảm vốn lên hệ thống đăng ký kinh doanh
-       Hồ sơ sẽ được đẩy trực tiếp lên hệ thống trực tuyến của cổng thông tin quốc gia. Phòng đăng ký sẽ xem xét hồ sơ và đưa ra xác nhận hợp hệ hay trả ra để bổ sung thông tin
-       Doanh nghiệp sau khi được chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày.
  4)Kê khai mẫu 08- MST và nộp thuế môn bài bổ sung.
-      Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ sẽ làm tăng, giảm nghĩa vụ thuế môn bài của doanh nghiệp thì phải nộp tờ khai thuế môn bài và phải nộp mức thuế môn bài mới.
 -     Đối với doanh nghiệp có mức vốn điểu lệ dưới 10 tỷ sẽ nộp mức thuế môn bài thấp nhất với mức giá 2.000.000 VNĐ/ 1 năm và 3.000.000VNĐ/1 năm với doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên.