0941.111.286

Facebook

Zalo

fb Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.facebook.com/thanhlapdoanhnghiephaiphong gg Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.google.com/ link Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://twitter.com/
SỰ CHUẨN BỊ VỮNG CHẮC CHO TƯƠNG LAI CỦA BẠN
fb Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.facebook.com/thanhlapdoanhnghiephaiphong gg Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://www.google.com/ link Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phònghttps://twitter.com/

Tư vấn thành lập công ty tại Hải Phòng

Tư vấn thành lập công ty tại Hải Phòng: Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần

Là loại hình đặc trưng phổ biến hiện nay. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần, cá nhân sở hữu cổ phần đó chính là những cổ đông. Số cổ đông tối tiểu là 03 (ba) người và không giới hạn số lượng tối đa.

Mỗi cổ đông khi thực hiện việc góp vốn vào công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào.

** Ưu điểm: Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần chính nằm ở cơ cấu về vốn được linh hoạt và khả năng huy động vốn cao; số lượng thành viên lớn.

** Nhược điểm: Nhược điểm của loại hình công ty cổ phần là khi không giới hạn số lượng cổ đông tham gia vào công ty sẽ dẫn tới khó khăn trong việc quản lý và điều hành rất dễ dẫn đến các vấn đề phát sinh giữa các cổ đông.

Loại hình doanh nghiệp Công ty hợp danh

Là loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 (hai) thành viên hợp danh là cá nhân cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với mọi hoạt động của công ty. Ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết với công ty.

**Ưu điểm: Đối với công ty hợp danh thì số lượng thành viên ít nên dễ dàng trong việc quản lý. Do đặc thù mỗi thành viên hợp danh đều có quyền quản lý điều hành và nhân danh công ty nên rất thuận lợi trong quá trong quá trình kinh doanh khi đàm phán, ký kết hay quyết định.

**Nhược điểm: Các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Vì vậy, khi công ty có phát sinh các khoản nợ mà không có được khả năng chi trả thì các thành viên phải dùng tài sản cá nhân cho việc trả khoản nợ đó.

Các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh công ty hoạt động độc lập nên cũng có rủi ro từ đặc tính này. Nếu định hướng của thành viên hợp danh không tốt mà lại không có cơ chế kiểm soát quyền lực của họ hoặc họ không tự nguyện tuân thủ sự kiểm soát đó sẽ rất dễ gây thiệt hại cho công ty và liên đới cho các thành viên hợp danh khác.

Loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp gồm ít nhất 2 (hai) thành viên và không quá 50 (năm mươi) thành viên góp vốn thành lập. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn của công ty.

 

**Ưu điểm: Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn mình đã góp vào công ty. Có thể kiểm soát được việc phát sinh thêm thành viên mới vì theo quy định khi thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp phải chào bán cho các thành viên hiện hữu trước tiên (tức được quyền ưu tiên mua).

**Nhược điểm: Công ty không được phát hành cổ phần. Việc huy động vốn thường chỉ từ nguồn vay hay sự góp vốn của các thành viên.

Loại hình Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hay 1 cá nhân là chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.

**Ưu điểm: do cơ cấu do 1 tổ chức hay cá nhân là chủ sở hữu nên có quyền tự quyết về hoạt động kinh doanh và cơ cấu của công ty cũng dễ dàng kiểm soát và quản lý.

**Nhược điểm: công ty không được phát hành cổ phần đề thực hiện huy động vốn. Nếu muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì phải chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới và nếu như vậy sẽ dẫn đến chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.

** Ưu điểm: Với mô hình gọn nhẹ và dề quản lý. Tài sản của chủ doanh nghiệp không phải chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp

**Nhược điểm: doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và không có tư cách pháp nhân.

Trên đây là nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp về lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể trên cơ sở mong muốn và điều kiện thực tế của nhà đầu tư tại buổi tư vấn thành lập doanh nghiệp.

Tư vấn thành lập công ty tại Hải Phòng: Tư vấn về tên doanh nghiệp

Về tên tiếng Việt

Tên tiếng Việt công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;;

– Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt

* Về tên bằng tiếng nước ngoài: được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

* Về tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tư vấn thành lập công ty tại Hải Phòng: Tư vấn lựa chọn trụ sở khi thành lập doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

* Lưu ý: Theo quy đinh định tại Luật nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại căn hộ chung cư/diện tích thuộc nhà chung cư trong các trường hợp sau:

– Nhà chung cư chỉ có chức năng nhà ở;

– Phần diện tích nhà chung cư có chức năng nhà ở đối với các tòa nhà hỗn hợp (Trung tâm thương mại/văn phòng và nhà ở).

Đối với nhà chung cư, công ty chỉ được đặt trụ sở tại phần Trung tâm Thương mại/Văn phòng của tòa nhà.

Tư vấn thành lập công ty tại Hải Phòng: Tư vấn về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Các thành viên, cổ đông phải góp đủ số vốn này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc một thời hạn ngắn hơn theo quy định của điều lệ.

Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu (Vốn pháp định) để hoạt động trong ngành, nghề đó.

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được lựa chọn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018.

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận.

Tư vấn thành lập công ty tại Hải Phòng: Tư vấn cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Đối với công ty cổ phần

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Tư vấn thành lập công ty tại Hải Phòng: Tư vấn thủ tục hồ sơ thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty, các bước thành lập công ty và hồ sơ thành lập công ty là những nội dung chúng tôi tư vấn rất kỹ cho khách hàng. Trong khuôn khổ bài viết này, về thủ tục, các bước chúng tôi xin sơ lược như sau:

– Bước 1: Lập hồ sơ và nộp hồ sơ online qua cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

– Bước 2: Nhận thông báo hợp lệ.

– Bước 3: Nộp hồ sơ gốc trực tiếp tại phòng đăng ký quốc gia.

– Bước 4: Nhận kết quả giấy chứng nhận doanh nghiệp; khắc con dấu công ty, dấu chức danh

– Bước 5: Công bố thông tin doanh nghiệp, công bố mẫu dấu

– Bước 6: Thực hiện các việc sau khi thành lập công ty.